Bài này giới thiệu tổng quan về các loại tính từ trong tiếng Anh, tính từ là gì, có những loại tính từ nào, cách dùng của chúng ra sao…
Sau khi đọc xong bài này, bạn sẽ hiểu rất rõ và rất tổng thể về toàn bộ hệ thống tính từ của tiếng Anh, một trong các loại từ sử dụng phổ biến nhất, và sẽ tự tin hơn trong quá trình học tiếng Anh của mình.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đạt được điều đó.
Lưu ý: Bài này chỉ nói đến các tính từ đã được đưa vào từ điển, không nói đến các tính từ có thể tự tạo một cách ngẫu hứng theo từng tình huống, đặc biệt là các tính từ được tạo ra từ động từ (tính động từ). Nếu muốn tìm hiểu về tính động từ, các bạn có thể tham khảo bài này: Cách sử dụng tính động từ | Participal adjectives.
giới thiệu
Dĩ nhiên, bạn có thể nói ngay: tính từ là tính từ; phân chia làm gì cho mệt; có phân loại kiểu gì thì nó vẫn là tính từ. Chấm hết. Bạn có thể nói vậy, và … cũng đúng 😊.
Nhưng để tiện cho việc nắm bắt, sử dụng, người ta dùng các tiêu chí khác nhau để chia tính từ thành các nhóm khác nhau. Mục đích là để dễ hơn cho người dùng, vì thông thường mỗi nhóm tính từ như vậy có cách dùng riêng.
Hiện trong tiếng Anh không có một cách phân loại chính thống về tính từ. Ít nhất có hai trường phái:
- Trường phái truyền thống: Chỉ coi các từ chỉ đặc điểm tính chất của người, vật, sự vật mới thực sự là tính từ. Quan điểm này trùng với quan điểm về tính từ trong tiếng Việt và do vậy cũng dễ hiểu hơn đối với người học tiếng Anh.
- Trường phái hiện đại: Ngoài nhóm thực sự là tính từ trên, trường phái này còn bổ sung thêm các từ thuộc các nhóm từ loại khác, có tên gọi và chức năng khác trong câu. Lý do là họ vin vào định nghĩa của tính từ: tính từ là từ bổ nghĩa cho danh từ. Do vậy, các nhóm từ sau (cũng bổ nghĩa cho danh từ) cũng nằm trong nhóm tính từ:
-
- Mạo từ (Articles)
- Tính từ sở hữu (Possessive adjectives)
- Tính từ chỉ số lượng (Number adjectives)
- Tính từ khu biệt (Distributive adjectives)
- Tính từ chỉ định (Demonstrative adjectives)
- Tính từ nghi vấn (Interrogative adjective)
Sáu (06) đối tượng này chính là cái gọi là các determiner trong tiếng Anh, trong tiếng Việt gọi là từ hạn định (hàm ý: đây là những từ đứng trước danh từ nhằm hạn định, khu biệt, xác định ý nghĩa của danh từ).
Bài dưới đây chúng tôi trình bày theo trường phái hiện đại, tuy nhiên các tính từ được chia thành hai nhóm lớn, trong đó nhóm 1 là nhóm tính từ theo cách hiểu truyền thống, và nhóm 2 là các từ còn lại. Cách phân chia này sẽ tiện hơn cho các bạn theo dõi; nếu bạn nào không đồng ý với trường phái hiện đại thì chỉ cần quan tâm tới nhóm 1 (nhóm tính từ theo quan niệm truyền thống).
Mục đích của bài này là đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về hệ thống từ vựng được gọi là tính từ trong tiếng Anh để từ đó có sự liên hệ khi tìm hiểu các bài khác có liên quan mà chúng tôi có giới thiệu trong trang web này.
Các bạn cũng nên tham khảo thêm các bài sau:
|
zoom in
Quay trở lại vấn đề chính của bài này, toàn bộ tính từ trong tiếng Anh có thể được chia thành 2 nhóm lớn như sau.
- TÍNH TỪ MÔ TẢ (Descriptive adjectives/Quality and opinion adjectives)
- CÁC TÍNH TỪ CÒN LẠI (the remaining)
NHÓM 1: TÍNH TỪ MÔ TẢ
(Descriptive adjectives/Quality and opinion adjectives)
Đây là nhóm tính từ có số lượng nhiều nhất, và thực sự được gọi là tính từ mà không cần phải tranh cãi.
Ví dụ: big, small, nice, ugly…
Nhóm này gồm các tính từ dùng để mô tả, đưa ra quan điểm, nhận xét, tình cảm của người quan sát về người, vật, con vật...
Ví dụ:
I like this girl. She is so nice.
This car is powerful, comfortable, but very expensive.
Nhóm này cũng có thể được chia nhỏ ra theo các tiêu chí khác nhau; mục đích là để phân loại cách dùng của từng nhóm nhỏ này mà thôi:
-
- Nếu lấy vị trí của tính từ so với danh từ và động từ trong câu, trong mệnh đề, trong cụm danh từ làm tiêu chí thì có thể chia tính từ thành các nhóm sau, và kèm theo đó là cách dùng của tính từ theo các nhóm này:
-
-
- Tính từ đứng trước (Attributive adjectives): là tính từ có thể đứng trước danh từ (xem thêm bài: Trật tự của tính từ trước danh từ)
-
-
-
- Tính từ vị ngữ (Predicative adjectives): là tính từ có thể đứng sau động từ linking verb (xem thêm bài so sánh của tính từ)
-
-
-
- Tính từ đứng sau (Postpositive): là tính từ đứng sau đại từ không xác định, sau danh từ trong một số cấu trúc cố định, sau danh từ trong cấu trúc so sánh cao nhất. Đây là vị trí tương đối đặc biệt, tần suất sử dụng khá hạn chế. Cụ thể như sau:
-
-
-
-
- Đứng sau Đại từ không xác định (Indefinite pronouns):
-
-
Anyone present
Something wrong
Anything good
Something strange
-
-
-
- Đứng ngay sau danh từ trong một số cấu trúc cố định (institutionalized expressions):
-
-
the Governor General
the Secretary General
the Director General
the Princess Royal
times past
-
-
-
- Đứng sau danh từ trong cấu trúc so sánh cao nhất:
-
-
the shortest route possible
the worst conditions imaginable
the best hotel available
-
-
- Chúng tôi có bài rất chi tiết về Vị trí của tính từ so với danh từ và động từ, xem tại đây: Vị trí của tính từ so với danh từ và động từ
-
-
- Nếu lấy khả năng thay đổi mức độ của tính từ làm tiêu chí thì có thể chia nhóm tính từ này thành:
-
-
- Tính từ có cấp độ (gradable adjectives): rich, poor, nice, beautiful...
-
-
-
-
- Có thể dùng với dạng so sánh hơn hoặc so sánh cao nhất (Ví dụ: richer, poorer, more beautiful, the richest, the poorest, the most beautiful...)
-
-
-
-
-
- có thể dùng trạng từ, trạng ngữ để nhấn mạnh: very poor, quite nice, rather long...
-
-
-
-
-
- Chúng tôi có bài rất chi tiết về Từ nhấn mạnh, xem tại đây: Từ nhấn mạnh | intensifiers) và Từ giảm nhẹ, xem tại đây: Từ giảm nhẹ | mitigators
-
-
-
-
- Tính từ không có cấp độ (non-gradable adjectives): Thường là tính từ chỉ sự tuyệt đối, không thể hơn được, không thể kém được.
-
Ví dụ: perfect, complete, absolute, sufficient, unique, final, impossible...
-
-
-
- Không dùng được với dạng so sánh hơn hoặc so sánh cao nhất (không thể nói
more complete,more perfect,more absolute, trừ phi muốn trào phúng, hài hước)
- Không dùng được với dạng so sánh hơn hoặc so sánh cao nhất (không thể nói
-
-
-
-
-
- Không thể dùng trạng từ, trạng ngữ để nhấn mạnh (intensifiers) hoặc giảm nhẹ (mitigators). Ví dụ: không thể dùng:
very complete,rather absolute... trừ phi muốn tỏ ý hài hước hoặc tương tự
- Không thể dùng trạng từ, trạng ngữ để nhấn mạnh (intensifiers) hoặc giảm nhẹ (mitigators). Ví dụ: không thể dùng:
-
-
-
-
- Chúng tôi có bài rất chi tiết về Tính từ có cấp độ và không có cấp độ, xem tại đây: Tính từ có cấp độ và Tính từ không có cấp độ
-
-
- Nếu lấy khả năng mô tả hoặc khả năng phân loại của tính từ làm tiêu chí thì có thể chia nhóm tính từ này thành 2 nhóm:
-
-
- Tính từ chỉ tính chất (qualitative adjectives): Hầu hết tính từ trong tiếng Anh là thuộc nhóm này.
-
Ví dụ: big, small, long, short, hot, cold....
-
-
-
- Có thể dùng với dạng so sánh hơn hoặc so sánh cao nhất (bigger, smaller, longer, the hottest, the coldest...)
-
-
-
-
-
- Có thể dùng trạng từ, trạng ngữ để nhấn mạnh (intensifiers) hoặc giảm nhẹ (mitigators) (fairly expensive, rather heavy, a little bit cunning...)
-
-
-
-
- Tính từ phân loại (classifying adjectives): Số lượng tính từ loại này không nhiều.
-
Ví dụ:
an electronic window (cửa điện tử - một loại cửa),
organic food (thực phẩm hữu cơ - một loại thực phẩm so với thực phẩm được làm theo kiểu thông thường),
neclear energy (năng lượng hạt nhân - một loại năng lượng)...
-
-
-
- Không dùng được với dạng so sánh hơn hoặc so sánh cao nhất (không thể nói cái cửa này điện tử hơn (
more electronic) cái cửa kia, năng lượng này hạt nhân (more neuclear) hơn năng lượng kia thực phẩm này hữu cơ hơn (more organic) thực phẩm kia...)
- Không dùng được với dạng so sánh hơn hoặc so sánh cao nhất (không thể nói cái cửa này điện tử hơn (
-
-
-
-
-
- Tương tự, không thể dùng trạng từ, trạng ngữ để nhấn mạnh (intensifiers) hoặc giảm nhẹ (mitigators). Không thể nói:
a very dead tree,a rather electric tool...
- Tương tự, không thể dùng trạng từ, trạng ngữ để nhấn mạnh (intensifiers) hoặc giảm nhẹ (mitigators). Không thể nói:
-
-
-
-
- Chúng tôi có bài rất chi tiết về Tính từ có cấp độ và không có cấp độ, xem tại đây: Tính từ có cấp độ và Tính từ không có cấp độ
-
NHÓM 2: CÁC TÍNH TỪ CÒN LẠI (CÁC DETERMINER)
Đây là nhóm tính từ có số lượng rất ít. Cũng chính các TỪ này có thể đóng các vai trò khác trong câu, đặc biệt là vai trò đại từ. Điều này khiến cho người học tiếng Anh cảm thấy bối rối, cho rằng đây không phải là tính từ, và cũng không thể gọi tên các từ này là loại từ gì.
Vậy phải đối phó với nhóm này như thế nào?
Câu trả lời là: Chẳng cần bận tâm nó là tính từ hay là đại từ, hay là từ chỉ số lượng, hay là cái gì đó khác. Nhưng cần tìm hiểu cách sử dụng cụ thể của từng từ. Nắm vững được cách dùng của chúng là xong.
Phân loại chúng thế nào là việc của các nhà ngôn ngữ.
Cụ thể, các tính từ thuộc Nhóm 2 gồm:
- Mạo từ (Articles)
- Tính từ sở hữu (Possessive adjectives)
- Tính từ chỉ số lượng (Number adjectives)
- Tính từ khu biệt (Distributive adjectives)
- Tính từ chỉ định (Demonstrative adjectives)
- Tính từ nghi vấn (Interrogative adjective)
Sáu (06) đối tượng này chính là cái gọi là các determiner trong tiếng Anh, trong tiếng Việt gọi là từ hạn định (hàm ý: đây là những từ đứng trước danh từ nhằm hạn định, khu biệt, xác định ý nghĩa của danh từ).
Dưới đây sẽ nói cụ thể về từng loại trong sáu loại "tính từ" này:
1) Mạo từ:
Các mạo từ trong tiếng Anh gồm: a, an, the
Ví dụ:
A house; an example; the car….
Lưu ý: Xem thêm bài: Mạo từ trong tiếng Anh và cách dùng
2) Tính từ sở hữu (possessive adjectives):
Tính từ sở hữu gồm: My, Your, Our, Their, His, Her và Its
Ví dụ:
This is my wife.
That’s her car.
Lưu ý: Xem thêm bài: các dạng thức sở hữu trong tiếng Anh – possessives.
3) Tính từ khu biệt (Distributive Numeral Adjective hoặc Distributive adjectives)
Đây là các tính từ dùng để chỉ từng cá nhân thành viên/thành phần trong một nhóm.
Các tính từ này gồm: each, every, either, neither.
Ví dụ:
Each member of the class has a unique ID.
Every child has to be respected.
You can take either of the books.
Neither my daughter nor I could find her shoes.
Lưu ý: Các từ này cũng được dùng như Đại từ không xác định (xem thêm bài: Cách dùng Đại từ không xác định – Infinitive pronouns)
4) Tính từ chỉ số lượng (Number Adjectives)
Tính từ chỉ số lượng có thể được phân thành 2 nhóm nhỏ:
- Tính từ chỉ số lượng chính xác và số thứ tự chính xác:
Đây là các tính từ chỉ số lượng cụ thể, chính xác: ví dụ: one; two; three… hoặc số thứ tự: first; second; third….
Ví dụ:
They request to have the first call whenever the car is put for sale.
I have two sons.
He was first in the race.
Lưu ý: Cũng có quan điểm cho rằng không nên gọi đây là tính từ mà nên gọi là số đếm, số thứ tự. (Xem thêm bài: Cách thể hiện số đếm và số thứ tự trong tiếng Anh)
- Tính từ ước lượng, không chính xác:
Đây là các tính từ dùng để chỉ một lượng người, vật, sự vật ước chừng, không chính xác; hoặc dùng để chỉ một lượng tương đối người, vật, sự vật trong tổng thể một nhóm người, vật, sự vật lớn hơn.
Tóm lại, đây là các tính từ chỉ số lượng không chính xác.
Một số tính từ thường gặp của nhóm này là: any, each, few, many, much, most, several, some.
Ví dụ:
Many people gathered in the square for the meeting.
All men are created equal.
I saw a few birds falling from the sky. Something must have happened.
They took no rest during the whole journey.
Half hour went by and nothing happened.
Các tính từ này được sử dụng khi không cần hoặc không thể nêu chính xác về lượng.
Lưu ý: Các từ này cũng được dùng như Đại từ không xác định (xem bài: Cách dùng Đại từ không xác định | indefinite pronoun)
5) Tính từ chỉ định (Demonstrative adjectives):
Đây là các tính từ dùng để chỉ ra đối tượng (người, vật, sự vật…), đặc biệt khi hàm ý khoảng cách về mặt không gian so với người nói (gần hoặc xa) hoặc khoảng cách trừu tượng (khi dùng với danh từ trừu tượng).
Các tính từ này gồm:
-
- This (số ít, gần người nói về mặt không gian, hoặc gần theo nghĩa trừu tượng)
-
- These (số nhiều, gần người nói về mặt không gian, hoặc gần theo nghĩa trừu tượng)
-
- That (số ít, xa người nói về mặt không gian, hoặc xa theo nghĩa trừu tượng)
-
- Those (số nhiều, xa người nói về mặt không gian, hoặc xa theo nghĩa trừu tượng)
Ví dụ:
That car is mine.
You will find these interesting jokes nonsense in other countries.
Lưu ý: Các từ này cũng được dùng như Đại từ chỉ định (xem thêm bài: Cách dùng This - These - That - Those | Đại từ chỉ định)
6) Tính từ nghi vấn (Interrogative Adjective)
Đây là các tính từ dùng để tạo câu hỏi. Gồm các tính từ sau: what, which, whose….
Ví dụ:
Which book is yours?
Whose book is it?
What music do you like?
Lưu ý: Các từ này cũng được dùng và được gọi là Đại từ nghi vấn (xem thêm bài: Đại từ nghi vấn)